người ăn đất

Nhiều nhà khoa học cho rằng, ăn đất là hiện tượng bình thường đối với một số người. Do cơ địa của họ thiếu vi chất dinh dưỡng. Hiện nay, có nhiều người có sở thích này như ẤN Độ, Trung Quốc, ngay cả Việt Nam. Đây tưởng chừng như chuyện phi lý, tuy nhiên nó có thật trên thế giới. Người đàn ông ăn đất là những người vô cùng bình thường. Hôm nay, chuyện lạ muốn giới thiệu cho bạn những người có khả năng đặc biệt này. Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những cảm xúc lý thú đối với người đọc về những câu chuyện thế giới.

Sở thích kì lạ của người đàn ông ăn đất 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc một số người có “sở thích” ăn những thứ đồ không chứa chất dinh dưỡng. Trong đó có các loại như đất đá, kim loại, giấy, phấn… Là những người thuộc hội chứng Pica, việc mắc hội chứng có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng việc ăn những thứ như vậy có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng có những người mắc hội chứng Pica vẫn sống khỏe mạnh. Cho dù họ vẫn duy trì “sở thích” ăn uống kỳ lạ của mình.

đàn ông ăn đất

Ông Nukala Koteshwara Rao sống tại bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ vẫn duy trì thói quen ăn đất của mình suốt 20 năm qua. Ông cho biết mình bắt đầu ăn đất từ khi 28 tuổi, rồi ông thích ăn đến mức nghiện. Mỗi ngày ba bữa ông ăn 1kg đất, có thể không ăn cơm chứ không thể nhịn đất.

Ông Nukala cảm thấy, việc ăn đất cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân. Ông nói rằng mình không bị tác dụng phụ gì cả, răng thì rất khỏe nên có thể cắn được cả những hòn đất cứng nhất.

Người ta đã chứng kiến cảnh ông Nukala bốc từng nắm đất để ăn như ăn bột ngũ cốc sống, ông nhai chúng bình thường rồi lại uống nước cho dễ trôi. Ông khẳng định rằng, có lẽ mình sẽ vẫn cứ ăn đất đến lúc chết mới thôi.

Trường hợp tương tự người đàn ông ăn đất 

Một trường hợp khác tương tự cũng tại Ấn Độ đó là bà Kusma Vati (80 tuổi), sống ở Varanasi. Hơn 60 năm qua, người phụ nữ này mỗi ngày đều nạp vào cơ thể khoảng 2kg cát và sỏi, nhưng sức khỏe của bà vẫn rất tốt cho đến nay.

phụ nữ ăn đất

Bà Kusma bắt đầu có “sở thích” kỳ lạ này từ năm mới 15 tuổi. Bà ăn cát bằng cách rất công phu và sạch sẽ. Thường thì cát sẽ được rửa bằng nước, phơi nắng rồi sàng qua rây là có thể ăn. Thành phẩm sẽ được bà sử dụng ba bữa một ngày. Bả cảm thấy khi ăn thì chúng ngọt như đường vậy.

Thói quen của bà đã duy trì mấy chục năm qua mà răng miệng bà vẫn rất khỏe, dạ dày không gặp vấn đề gì, và cũng không bao giờ nghĩ rằng việc ăn cát sỏi ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Ngoài sở thích ăn cát sỏi của mình, bà Kusma vẫn ăn các thức ăn khác bổ sung như người bình thường để có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Các quốc gia có người ăn đất 

Không chỉ tại Ấn Độ, trên thế giới còn có rất nhiều người có sở thích, thói quen ăn đất đá. Thậm chí là các đồ vật bằng kính, kim loại, gỗ… Nhưng trường hợp như ông Nukala, bà Kusma hay một số người khác là những hiện tượng hi hữu. Hoặc cơ thể có “khả năng đặc biệt” trong tiêu hóa.

Việc dung nạp những thứ không phải thực phẩm vào cơ thể có thể gây hại cho răng miệng, dạ dày, làm tắc ruột gây nguy hiểm, ăn phải những thứ độc hại hay chứa nhiều vi khuẩn bẩn cũng có thể gây chết người cực kỳ nguy hiểm.

Tục ăn đất đá dưới gốc nhìn khoa học 

Thực ra với giới khoa học, hiện tượng này đã được biết tới từ lâu và không phải là hiếm ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo số liệu điều tra tại Kenya thì trong 285 học sinh, có đến 73% các em nghiện đất. Tỷ lệ đó ở phụ nữ mang thai là 56%. Tại Anh, khoảng 3.000 phụ nữ thú nhận đã ăn gạch và đất vì quá thèm khi thai nghén. Ở đấy người ta phải nhập khẩu đất từ Bengal, Ấn Độ, chế biến thành thỏi gọi là “Sikor” bán cho phụ nữ và trẻ em. Ở Đức cũng thấy bày bán loại “đất chữa bệnh” (Healing soil) trong các cửa hàng.

Theo nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, thói quen ăn đất có một số nguyên nhân sau: Có thể họ ăn do cơ thể thiếu vi chất sinh dưỡng; để tạo cảm giác no trong thời kỳ đói kém; dùng như một loại thuốc (đất có lẽ là loại thuốc cổ xưa nhất trên thế giới cho đến nay); và ăn để giải toả một số căng thẳng thần kinh, về tâm sinh lý…

Nguồn: Tinhhoa.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 1