Không phải tự dưng hồ Natron được gọi là hồ tử thần. Đây là nơi mà bất cứ sinh vật nào cũng muốn tránh ra xa. Bằng chứng chính là những pho tượng đá. Trước đó, chúng đã là một sinh vật sống sờ sờ.
Điều đó đã khiến hồ Natron trở thành cơn ác mộng tồi tệ như thế. Nước hồ là mùa đỏ như một cảnh phim kinh dị. Dưới đáy hồ là xác của bao nhiêu sinh vật ngã xuống. Chúng ta đã tìm thấy những pho tượng từ chim, dơi,… Những con vật khốn khổ đã chết vì một hồ nước.
Câu hỏi đặt ra, chuyện gì sẽ xảy ra nếu con người lỡ ngã xuống hồ? Bằng con mắt khoa học, loài người đã giải mã bí ẩn của hồ tử thần Natron này chưa?
Hóa thành những bức tượng đá chỉ trong thời gian ngắn
Không cần phải xem các bộ phim viễn tưởng, chúng ta vẫn có thể được tận mắt chứng kiến những bức tượng sống bị “phù phép” bởi loại nước chết người ở hồ tử thần Natron (Hồ Natri Oxit) đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật chân thực nhất về thiên nhiên của một nhiếp ảnh gia có tiếng.
Hồ Natron là hồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần với biên giới Kenya. Hồ Natron là một trong những hồ nước nổi tiếng có vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi. Đối lập với vẻ đẹp vượt bậc, khác lạ của mình, là một dòng sông bí ẩn nơi đã cướp đi hàng ngàn sinh vật.
Chính vì vậy, nơi đây còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “hồ Tử Thần”. Nếu hồ nước cung cấp nước duy trì sự sống cho các sinh vật, là nơi có hệ sinh thái động thực vật phát triển. Thì không, hồ Natron đã phản bội lại các đồng đạo hồ sông khác, chúng đã biến màu nước đỏ thành một màu của sự chết chóc.
Những sinh vật khi tiếp xúc với mặt nước, chỉ trong thời gian ngắn chúng đã thiệt mạng. Xác của các sinh vật này, được hồ tử thần “hô biến” thành những pho tượng đầy nghệ thuật. Nhìn những bức tượng này thay vì trầm trồ, là sự khiếp đảm.
Thủ phạm gây ra hiện tượng hóa đá ở hồ tử thần
Nick Brandt là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của khu vực Đông Phi, từng được biết đến với những tác phẩm phong cảnh tự nhiên. Trong chuyến du lịch tới Tanzania, anh đã có dịp được ghé thăm Hồ Natron. Theo khẳng định của nhiếp ảnh gia Brandt, nước hồ ở Natron hoàn toàn không bình thường chút nào.
Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng 9 – 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các động vật ghé chân. Hơn thế, chúng có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu chẳng may sa chân xuống mặt nước.
“Thủ phạm” gây ra hiện tượng kỳ lạ trên tại hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi, có tên gọi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt.
Cách ướp xác tự nhiên của hồ tử thần
Chính dung nham với lượng muối đã trở thành những nguyên liệu để ướp xác. Xác các con vật rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt, vốn được bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi…
Những pho tượng quanh hồ chính là những xác ướp tự nhiên. Hồ tử thần Natron như chơi một trò chơi khăm, khi chính nó giết những sinh vật sống. Và cũng chính hồ Natron lại bảo quản những xác ướp của các sinh vật này, làm chúng mãi sống với thời gian.
Những xác sinh vật có hồn
Theo thông tin của tờ Nhà khoa học trẻ, nhiếp ảnh gia Brandt đã lượm nhặt được các “tượng sống” này ở quanh hồ. Sau khi thu nhặt, anh đã đặt chúng lên cành cây để dàn dựng bối cảnh cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng con mắt nghệ thuật, nhiếp ảnh gia tài năng đã làm sống lại những xác sinh vật vô hồn.
Điều gì sẽ xảy ra với con người nếu ngã xuống hồ tử thần
Một câu hỏi mang tính giả thuyết rằng loài người có bị hóa đá. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và hổ trợ của máy móc, con người sẽ không tự mình làm mẫu thử với hồ tử thần. Chúng ta bị vôi hóa một số, nhưng không đời nào mạo hiểm.
Bật mí rằng vẫn có những sinh vật sống khỏe ở hồ tử thần như hồng hạc, cá hồ Natron,…
Mặc dù vậy, hồ tử thần luôn là một câu chuyện kỳ lạ. Địa điểm tử thần gây ám ảnh, nhưng kích thích trí tò mò. Bạn sẽ chẳng làm lạ khi thấy những chi tiết tương tự trong phim kinh dị.
Nguồn: Khoahoc.tv