bàn tay robot

Sự ra đời của Robot đã làm thay đổi cuộc sống của con người nói chung và nền công nghiệp nói riêng. Với hầu hết mọi người khi nghe đến robot chỉ biết đến hình ảnh robot thông minh với trí thông minh nhân tạo có thể giao tiếp, giúp đỡ việc nhà, chăm sóc người già. Những con robot này gắn liền với thực tế cuộc sống con người. Tuy nhiên, họ không hề để ý đến vai trò quan trọng và sự có mặt ngày một nhiều của robot trong ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp và sản xuất hiện đại ở khắp các nhà máy hay công xưởng trên thế giới. Chính vì lý do đó, Viện Máy móc & Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển một bàn tay robot có khả năng tương tác linh hoạt rất cao.

Bàn tay robot có khả năng tương tác linh hoạt

Bàn tay robot có trọng lượng nhẹ hơn 1 kg. Dễ dàng gắn vào các cánh tay robot, được trang bị nhiều cảm biến lực. Viện Máy móc & Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển một bàn tay robot có khả năng tương tác linh hoạt với nhiều vật dụng và công cụ khác nhau trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như cầm chắc một quả trứng hoặc dùng kéo để cắt giấy. Bàn tay của KIMM có thể dễ dàng gắn trên nhiều cánh tay robot khác và có lực nắm mạnh nhất thế giới so với trọng lượng của chính nó. Dự kiến việc sử dụng bàn tay robot sẽ được triển khai rộng rãi vào các nhà máy công nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày.

bàn tay robot

Tiến sĩ Hyunmin Do, nhà nghiên cứu chính của Khoa Robot và Cơ điện tử thuộc Bộ phận Nghiên cứu Hệ thống Sản xuất Tiên tiến của KIMM cho biết, bàn tay robot có khả năng xử lý các đồ vật giống như bàn tay của con người bằng cách bắt chước cấu trúc và chuyển động của một ngón tay người. Nó bao gồm bốn ngón tay và 16 khớp. Tổng cộng có 12 động cơ được sử dụng để di chuyển từng ngón tay và khớp độc lập.

Cơ chế độc đáo của bàn tay robot

Nhóm nghiên cứu đã phát triển một cơ chế độc đáo trên bàn tay robot. Để hỗ trợ chuyển động trong không gian nhỏ với mức độ tự do cao. Họ đã thành công trong việc module hóa các bộ phận chịu trách nhiệm cho chuyển động của ngón tay. Bằng cách nhúng nó vào trong lòng bàn tay. Công nghệ này có trọng lượng nhẹ hơn 1 kg nhưng tải trọng được hơn 3 kg.

cơ chế đặc biệt của bản tay robot

Các nhà khoa học đã phát triển hai loại cảm biến lực. Phát hiện sự tiếp xúc với các đồ vật và gắn chúng vào đầu ngón tay và lòng bàn tay. Các cảm biến trên đầu ngón tay là cảm biến lực mô-men xoắn đa trục với đường kính 15 mm và trọng lượng dưới 5 g. Chúng có thể đo cường độ và hướng của lực. Được phát hiện ở đầu ngón tay khi bàn tay robot tiếp xúc với một đồ vật giúp kiểm soát lực nắm và bám.

Bàn tay robot được trang bị nhiều cảm biến

Bàn tay robot này có thể thực hiện được 14 tư thế cầm, nắm khác nhau. Ngoài ra, bên trong bàn tay này được lắp đặt nhiều cảm biến khác nhau. Mục đích để đọc các cử động cơ của người dùng. Sau đó gửi thông tin đến các mô tơ trên ngón tay. Cùng với đó bộ vi xử lý để điều khiển các ngón tay. Bên cạnh đó, công nghệ này còn được gắn thiết bị có tính năng tự động cầm nắm. Khi phát hiện một vật nào đó sắp tuột ra khỏi tay, thiết bị này sẽ gửi thông tin xử lý và bàn tay sẽ nhanh chóng bắt kịp đồ vật để không bị rơi ra.

nhiều cảm biến được trang bị trên robot

Cảm biến xúc giác giống lớp da là kết quả hợp tác nghiên cứu với Đại học Quốc gia Seoul. Cảm biến được gắn vào ngón tay và lòng bàn tay. Những cảm biến này đo sự phân bố lực tại khu vực tiếp xúc khi tay robot chạm vào một đồ vật. Tiến sĩ Hyunmin Do cho biết: “Bàn tay robot được phát triển để xử lý các đồ vật khác nhau; bao gồm các công cụ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; bằng cách bắt chước chuyển động linh hoạt của bàn tay con người. Đây là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu phát triển thuật toán nắm và bắt; trí thông minh trong thao tác cho cánh tay robot trong tương lai”.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 8